Ca Lê Thắng Việt Nam, 1949

Biography

Ca Lê Thắng (sn 1949)  trải qua tuổi thơ ở chiến khu Đồng Tháp Mười. Sau khi hiệp định Genève được ký vào năm 1954, ông theo gia đình ra Hà Nội tập kết năm 1955.

 

Cha của Ca Lê Thắng là Giám đốc Thư viện Khoa học xã hội (Hà Nội), nhờ vậy là từ đầu những năm 70, ông đã có dịp tiếp xúc với nhiều sách vở, tư liệu và thông tin từ nước ngoài cũng như từ miền Nam đưa ra. Nhờ vậy, dù học nghệ thuật dưới nền giáo dục Xã hội Chủ nghĩa, ông đã sớm tò mò và thử nghiệm với Lập Thể từ năm 1975, dần dần chuyển sang Trừu Tượng vào cuối thập niên 80.

 

Sau ngày thống nhất, Ca Lê Thắng trở lại miền Nam vào năm 1976 với vai trò giảng viên Trường Đại học Mỹ thuật TP. HCM, đến năm 1988. Giai đoạn 1988 đến 2000 ông là Phó Tổng thư ký thường trực Hội Mỹ thuật TP.HCM.

 

Kể từ khi tốt nghiệp, ông liên tục tham gia các triển lãm mỹ thuật nhiều quy mô ở trong nước. Giai đoạn năng động nhất từ cuối những năm 80 đến 2000, ông tham gia nhiều triển lãm ở nước ngoài, trong đó có Fujita Venté Museum (Tokyo, Japan) và Metropolitan Museum of Manila (Manila, Philippines) và các triển lãm khác ở Thụy Sĩ, Hàn Quốc, Singapore, v.v.

 

Cùng với Nhóm 10 Người (Nguyễn Trung, Đào Minh Tri, Ca Lê Thắng, Nguyễn Tấn Cương, Đỗ Hoàng Tường, Trần Văn Thảo, Hứa Thanh Bình, Nguyễn Trung Tín, Vũ Hà Nam, Nguyễn Thanh Bình), từ 1989-1995, ông đều đặn trưng bày tại chuỗi triển lãm nhóm “Recent Works”, góp phần khởi động lại phong trào vẽ trừu tượng trên cả nước. Bên cạnh đó, cùng với Nguyễn Trung, ông đồng sáng lập và vận hành Tạp Chí Mỹ Thuật TP. Hồ Chí Minh, một ấn bản quan trọng được phát hành từ năm 1991-1996.


Với những cống hiến quan trọng cho nghệ thuật Việt Nam, ông từng nhận nhiều tặng thưởng của Hội Mỹ thuật TP.HCM, Hội Mỹ thuật Việt Nam. Các tác phẩm của ông sớm được lưu giữ trong bộ sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Bảo tàng Mỹ thuật TP. Hồ Chí MinhBảo tàng Nghệ thuật Quang San.

Works
Exhibitions
Press